Đẳng cấp

XuyenViet Furniture

Language

Vietnamese English
Anh - bia - tu - bep - sai - gon - 1
Anh - bia - tu - bep - sai - gon

Có nhiều người thường tự hỏi động lực nào đã khiến cho những kiều bào xa xứ lựa chọn học tập và làm việc ở nước ngoài như thế. Câu trả lời đó chính là vì “Quê hương”. Hãy cùng tìm hiểu lý do tại sao qua bài viết này nhé!

Quê hương là động lực to lớn của người con xa xứ

Mỗi con người khi sinh ra đều có một quê hương. Nơi đó có nhà, có ba, có mẹ và có những người thân. Chẳng một người con nào lại muốn từ bỏ nơi “ chôn rau cắt rốn” ấy để đến một nơi xa lạ để lập nghiệp. Thế nhưng vì một quê hương phồn vinh và phát triển nên họ phải nỗ lực phấn đấu hết mình. 

Với những người con xa, quê hương chính là nguồn động lực to lớn để họ vượt qua mọi khó khăn, chông gai của cuộc sống. Tất cả những nỗi vất vả, cực nhọc và sự cô đơn mà họ đang chịu đựng cũng chỉ là mong một ngày nào đó được quay về quê đúng nghĩa và được đóng góp phần nào đó cho quê nhà. 

Quê hương không phải là một điểm đến quá hoàn hảo nhưng đó lại là nơi tiếp cho ta nhiều nguồn sức lực nhất để tiếp bước trên hành trình thực hiện đam mê, hoài bão của chính mình.

Quê hương là động lực to lớn của những kiều bào xa

Những hoạt động nhớ về quê hương của người kiều bào

Dù ở bất kỳ nơi đâu, làm công việc gì thì những kiều bào vẫn mãi là một người con của đất Việt. Do đó, các hoạt động tưởng nhớ về cội nguồn quê hương đất nước luôn được các bạn thực hiện vào mỗi năm. Sau đây là một vài hoạt động phổ biến nhất: 

Gói bánh chưng đón Tết Việt Nam cổ truyền

Tết là phong tục truyền thống bao đời nay của những người con Việt Nam, đó là dịp để mỗi gia đình được sum họp và quay quần bên bếp lửa hồng. Để phong tục đó được mãi lưu truyền thì vào mỗi năm ở nước Mỹ, hội kiều bào người Việt sẽ tổ chức gói bánh chưng, bánh tét vào ngày 27 và 28 âm lịch. 

Tuy bánh chưng ở Mỹ không đầy đủ lá dong và trọn vẹn cây tre để gói  nhưng cũng đủ để an ủi được phần nào nỗi nhớ quê của những người kiều bào.

Bánh chưng của kiều bào không trọn vẹn nhưng đủ ấm áp

Quây quần bên mâm cỗ Tết cùng nhau

Một trong những hoạt động ngày Tết cổ truyền Việt Nam đó là quây quần cùng gia đình ăn bữa cơm gia đình vào đầu năm mới.

Đối với những kiều bào, để nấu được một bữa cơm có đầy đủ các món ăn truyền thống của Việt Nam sẽ hơi khó khăn vì không có nguyên liệu. Tuy nhiên, dù cho có đi xa đến đâu thì vẫn cố gắng tìm nấu để bữa cơm sum họp gia đình ngày Tết được trọn vẹn nhất có thể.

Qua đó cho thấy việc giữ gìn bản sắc dân tộc vô cùng quan trọng. Dù bạn là ai, dù bạn ở trong nước hay nước ngoài. Thì hãy luôn lưu truyền và giữ gìn bản sắc dân tộc của đất nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

Những cây cầu ở Sài Gòn có từ trước năm 1975

Đất nước được hòa bình như ngày hôm nay chính là nhờ vào sự hy sinh cao cả của ông cha ta ngày xưa. Để tưởng nhớ lại những công lao ấy thì hãy cùng điểm lại một vài cây cầu ở Sài Gòn gắn liền với lịch sử sau đây: 

Cầu Thị Nghè

Cầu Thị Nghè là cây cầu nối giữa quận 1 và quận Bình Thạnh. Cầu được xây dựng vào khoảng những năm 1725 đến 1750. Sau vài lần trùng tu, thì cầu Thị Nghè cuối cùng đã được xây bằng bê tông cốt thép vào năm 1970.

Nơi đây đã gắn liền với nhiều giai đoạn lịch sử của Sài Gòn. Trong thời kháng chiến chống Pháp, lực lượng Pháp đã ủ mưu phá toang căn cứ cầu Thị Nghè. Thế nhưng với ý chí kiên cường, không chịu khuất phục, quân dân Thị Nghè đã đánh bại quân Pháp giành lại chủ quyền.

Cầu Thị Nghè gắn liền với nhiều giai đoạn lịch sử của Sài Gòn

Cầu Bình Lợi 

Đây là con cầu rất quen thuộc với người dân Sài Gòn, đặc biệt là người dân trên con đường Phạm Văn Đồng. Cầu được xây dựng vào năm 1902 bởi công ty Lavelois Perret của Pháp, với chiều dài 276m. Kết cấu của cầu được làm từ nền gỗ và vòm thép, đặc biệt cây cầu này còn có nhịp xoay để tàu đi qua.

 

Cầu Bình Lợi được bắt qua sông Sài Gòn

Cầu Mống

Được xây dựng vào giai đoạn 1893 - 1894, cầu có chiều dài 128m và rộng 5.2m. Cầu Mống có kiến trúc đậm nét phương Tây và có hình dáng vòng cung của cầu vồng. Hiện tại, cây cầu này đã có tuổi đời hơn 100 năm tuổi tại Sài Gòn.

Tên gọi của cầu Mống được lấy từ hình dạng của cây cầu

Chăm sóc cho tổ ấm Việt cùng Nội Thất Xuyên Việt

Quê hương là chùm khế ngọt, dù có đi xa đến đâu thì điểm đến cuối cùng của ta vẫn mãi là quê hương. Thấu hiểu được tâm tình đó nên Nội Thất Xuyên Việt sẽ luôn sát cánh bên bạn và cùng bạn san sẽ nỗi lo về nội thất của gia đình ở Việt Nam. 

Với kinh nghiệm hơn 20 năm thiết kế tủ bếptủ Lavabo cho hàng triệu khách hàng trên khắp cả nước, Xuyên Việt chính là lựa chọn đúng đắn nhất dành cho bạn. Tất cả các sản phẩm của Xuyên Việt đều đảm bảo về độ bền và chất lượng thông qua những kiểm chứng của khách hàng. 

Với sứ mệnh chăm sóc cho tổ ấm của người Việt, đơn vị này đã không ngừng cố gắng và hoàn thiện để mang đến khách hàng của mình không gian bếp đẹp như ý muốn. Nếu bạn đọc muốn được tư vấn thêm những dịch vụ về tủ bếp thì đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi nhé!

Tủ Bếp Xuyên Việt là đơn vị chuyên cung cấp thiết kế tủ bếp và tủ Lavabo

Trên đây là toàn bộ câu trả lời cho câu hỏi: “Động lực đi xa của những kiều bào đến từ đâu?”. Mong rằng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về nỗi niềm của những người con xa nhà, từ đó cố gắng phấn đấu học tập để phát triển quê hương đất nước Việt Nam. 

Các sản phẩm liên quan